Hệ Thống Tìm Việc Làm Nghiêm Ngặt Tại Công Ty Nhật Bản
Chuẩn tìm việc sau tốt nghiệp đại học làm mối quan tâm của nhiều sinh viên ở Nhật. Họ phải cạnh tranh để ‘săn việc’ phù hợp ngành học, có phúc lợi tốt và môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Thông thường tháng tư là mùa các công ty khắp nước Nhật bắt đầu tuyển dụng. Thời gian sinh viên tốt nghiệp kéo dài từ mùa đông cho đến cuối mùa hè hàng năm. Trong khoảng thời gian ít ỏi này, sinh viên năm cuối chủ động liên hệ nhà tuyển dụng nộp cv và lên kế hoạch phỏng vấn.
Quy trình sàn lọc, phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên mới giữa các công ty khá giống nhau. Ban đầu sinh viên tìm hiểu về lịch sử hình thành công ty, ngành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý công ty, sứ mạng,… Ôn tập lại kiến thức chuyên môn, ra hiệu sách mua mẫu sơ yếu lý lịch có tên rirekisho để điền thông tin cần thiết và gửi hòm thư công ty. Một số người lại tìm đến các hội thảo tuyển dụng, ngày hội tìm việc ở các khu công nghiệp với bộ đồ công sở màu đen có tên là setsumeikai,… để tìm thông tin và trao đổi với bộ phận tuyển dụng. Nếu bạn được xác định là ứng viên phù hợp họ sẽ xếp cho bạn lịch hẹn phỏng vấn. Thông thường bạn trải qua 3-4 vòng phỏng vấn và nếu may mắn được tuyển dụng, bạn sẽ được công ty ký hợp đồng thử việc.
Hành trình ‘săn việc’ này thường vắt kiệt sức lực, căng thẳng thần kinh của hầu hết các bạn sinh viên khi họ nộp cv ứng tuyển cho hàng trăm công ty với hy vọng tìm công việc đầu tiên. Họ tận dụng tất cả các kênh để tìm việc làm như mối quan hệ người thân, bạn bè; báo in; báo online; trang web tuyển dụng trực tuyến; ngày hội tìm việc… Ngoài ra, người tìm việc còn tìm mua những cuốn sách hướng dẫn cách viết cv, phương pháp trả lời phỏng vấn, hướng dẫn cách trang điểm và ăn mặc đúng chuẩn.
Kết thúc các vòng phỏng vấn dù được tuyển dụng hay không bạn cũng chủ động gửi email cảm ơn công ty đã mời bạn. Việc làm này thể hiện phép lịch sự, biết đâu sau nay bạn có thể là ứng viên mà họ nhớ đến nếu thiếu người. Tìm việc là quá trình đầy thủ thách mà mọi sinh viên mới tốt nghiệp phải vượt qua. Mỗi lần phỏng vấn thất bại ở công ty này bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm, nắm bắt những câu hỏi thông dụng, dự đoán và lên kịch bản phòng vấn cho từng công ty để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, đọc vị được phần nào đó tính cách và phương pháp phỏng vấn của từng công ty tuyển dụng. Chúc bạn sớm tìm được công việc như mình mong muốn.